[WARNING! SPOILERS AHEAD] Có một trận động đất, 2 đứa trẻ, 1 trai, 1 gái bị kẹt lại trong nhà, cùng bị 1 tấm bê tông đè lên. Bà mẹ kêu khóc thảm thiết, cầu xin người ta cứu hai đứa bé. Họ đã thử, nhưng chỉ bê đc 1 bên tấm bê tông, nghĩa là nếu cứu 1 đứa thì đứa còn lại sẽ bị cả tảng đè chết. Họ bắt bà chọn. Bà ko thể, vì chúng nó đều là mạng sống của bà. Nhưng còn nhiều người khác đang đợi được cứu. Và người ta bắt đầu tản ra khỏi nơi con bà đang kẹt lạ. Bất quá, bà đành đưa ra quyết định. Thằng con trai lúc trước còn trả lời mẹ rõ ràng thì giờ đã nín thin thít, đứa con gái không nói đc, ko biết có phải vì nó quá sợ không, nhưng tay nó vẫn cố đập vào đá báo cho mọi người rằng nó vẫn còn sống. Và khi nó nghe tới sự lựa chọn kia của bà, nó chờ…
Đương nhiên nó muốn được sống, nhưng dù là 1 đứa trẻ, nó cũng biết lo cho em và muốn em nó sống. Có lẽ lúc đó nó ước gì nó có thể nói chuyện với mẹ, để bà cho nó cơ hội lên tiếng và để bà có cơ hội giải thích cho nó hiểu… Ít ra như vậy có chút công bằng. Nhưng đời không như là mơ. Bà mẹ nghẹn ngào nói với những người dân còn lại:
Hãy cứu lấy đứa bé, cứu lấy đứa con trai.
Tiếng bà nhỏ, gần như tắt hẳn khi nói tới chữ “con trai”, nhưng vẫn đủ để người ta nghe thấy, và đứa bé gái… nó cũng nghe thấy (đoạn này ko hiểu tại sao nó nghe được vì mình nghĩ bị chặn âm thanh cũng nhiều) Một nỗi cô đơn xâm chiếm nó, nó thấy tủi thân, nó buồn, có lẽ nếu lớn hơn tí nữa nó sẽ hiểu về cái sự bất công này, nhưng giờ nó không hiểu được, nó chỉ biết mẹ nó đã bỏ rơi nó và chọn lấy em trai nó.
Hai dòng nước mắt chảy dài trên má.
Cuối cùng người ta cũng vác được 2 đứa trẻ ra khỏi đống gạch bê tông ngổn ngang của tòa nhà. Bà mẹ tay ôm đứa con gái, chỉ biết rối rít nói hai từ “Xin lỗi” còn đằng sau, chú dân phu bế cậu con trai, tặc lưỡi:
“Đáng lẽ cô nên cứu đứa còn sống, thằng bé đã không thể nói được gì nữa rồi, mau đưa nói tới sân bay Đường Sơn chữa trị“.
Và cứ thế bà mẹ bỏ đi với thằng con trai, bỏ lại xác đứa con gái tại điểm động đất. Bà biết đâu rằng, nó vẫn còn sống. Nhưng nó sống trong nỗi tủi thân, đau khổ. Mới 5 tuổi nhưng nó hiểu nó đã bị bỏ rơi, vì thế nó không bao giờ mở lời với bất cứ ai khác. Trái tim đứa trẻ đó đóng lại từ lúc bị mẹ bỏ rơi.
Nó may mắn được người ta nhận nuôi. Một cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn. Họ chọn con bé vì nó xinh nhất, sáng sủa nhất trong những đứa trẻ bị bỏ lại. Con bé không nói năng gì, cũng chẳng biết chào ai, nhưng người ta có thể mong đợi gì nhiều từ một đứa bé suýt chết? Họ chỉ có thể đợi thời gian chữa lành vết thương cho nó.
Con bé được đưa tới trường học. Khi bị hỏi tên, bà mẹ nuôi đành chọn cho nó 1 cái tên mới, nhưng lần đầu tiên trước mặt người lạ, con bé đã nói, to và rõ ràng:
Tên con là Vương Đăng.
Thủ tục nhập học xong xuôi, ông bố nuôi cũng biết được manh mối đầu tiên về xuất thân của con bé, ông gặng hỏi, nhưng nó chỉ đáp “con không nhớ“, dù ít nhất lúc đó, con bé đã cười. Sau một thời gian dài tự giam lòng mình, có lẽ tình cảm ấm áp hai vợ chồng quân nhân kia dành cho nó đã giúp nó mở lòng ra. Có lẽ đây là cuộc sống mới tốt hơn cho con bé, ít ra là về vật chất.
Lại nói về bà mẹ, bà cứu được cậu con trai, trạm y tế đã giúp nó hồi phục lại. Nhưng nó mất một cánh tay. Bà nội và bác nó tới thăm, ôm lấy nó, nước mắt nghẹn ngào. Con trai bà mất rồi, giờ chỉ còn thằng bé là huyết thống còn lại của nhà họ Phương. Đoạn này tự hỏi nếu bà mẹ chọn đứa con gái, không biết bà nội nó sẽ phản ứng ra sao, chửi mắng mẹ nó, hay khóc, hay chối bỏ, ghét bỏ đứa con gái khi vì nó mà thằng em chết, hay cũng có thể bà sẽ yêu thương nó nhưng một đứa cháu bình thường may mắn thoát nạn sau trận động đất? Khó nói lắm. Có lẽ mấy giả thuyết đầu có vẻ đúng hơn, ít nhất là vào năm 1976 khi người ta còn đặt nặng cái chuyện con trai-con gái với việc nối dõi tông đường. Và bác thằng bé đưa cho bà mẹ tấm ảnh cuối cùng bà gửi cho gia đình chồng, với đủ 4 thành viên, có lẽ là để tưởng nhớ, vì rằng cuối cùng thằng bé cũng đi theo bà nội (bà nó muốn thế).
Coi đến đây rất giận nhưng cũng rất confused. Vì rằng mình là con gái, thật sự mà nói là không thể chấp nhận được cái sự phân biệt đối xử như vậy, nhưng đành rằng nó là xã hội cũ, đành rằng bà mẹ ấy cần một câu trả lời thỏa đáng cho bà mẹ chồng, cho chồng, đành rằng thời điểm bà lựa chọn bà cũng đã cắn rứt rất nhiều. Nhưng nếu đã vậy, ít ra bà đừng nên bỏ lại xác đứa bé, ít ra hãy mang nó đến trạm y tế cứu chữa, người ta đoán rằng nó đã chết, nhưng là một bà mẹ, bà bỏ cuộc dễ dàng thế sao! Thời hiện đại cũng có nhiều trường hợp như vậy lắm, nhưng nhiều người họ quá yêu con mình, họ không tin rằng con họ đã chết, và vì vậy họ vẫn tiếp tục cố gắng cứu chữa cho con họ trong vô vọng. Bà ý chỉ đơn giản ra đi vì cứu thằng em gấp gáp hơn nên ko buồn ôm theo cô chị.
Vâng cái sự đời nhiều khi là bất công oan trái thế đấy, nhưng phàn nàn vậy chứ mình ở trường hợp của bà ấy cũng chả biết làm thế nào, chắc có lẽ chỉ có thể vác xác đứa còn lại mang đi cứu thôi và cầu xin từng ngày cho nó hiểu, hi vọng nó hiểu sự lựa chọn đó khó khăn thế nào.
Muốn biết khi những đứa trẻ lớn lên mối quan hệ sẽ thế nào, mẹ con Vương Đăng có nhận nhau hay không hay em trai Vương Đăng liệu có trở về với mẹ… thì mời bạn xem phim nha 😉
Note 1: Có một điều mình cực thích khi đứa trẻ (vốn đã đóng cửa trái tim, đóng cửa sự giao tiếp với thế giới) lại bật nói khi người ta định cho nó một cái tên khác. Dường như cái sense of identity trỗi dậy vì dù thất vọng, nó vẫn muốn là chính nó, không phải một đứa trẻ không ký ức, không nguồn gốc. Phim này khai thác khía cạnh tình cảm và tâm lý xã hội rất sâu và cảm động, rất đáng xem là vì vậy.
Note 2: Bài này thực ra mình viết lâu lắm rồi =))) giờ đăng lại vì tình cờ tìm thấy thôi :)))
***
Thông tin phim
Tên tiếng Anh: After shock
Tên chiếu rạp tại Việt Nam: Đường Sơn đại địa chấn
Diễn viên: Trương Tịnh Sơ, Lý Thần, Lục Nghị…
Đạo diễn: Phùng Tiểu Cương
Link xem online: Youtube (480p) và HDonline
Rate: 8/10 – MUST SEE